Testosterone là gì? Đó là một hormone cực kì quan trọng mà phái mạnh cần duy trì để có được một sức khỏe dồi dào và thể lực cường tráng. Lưu ý những điều sau để đảm bảo cơ thể bạn không bị thiếu hụt loại hormone quan trọng này.
Testosterone là gì? Testosterone (còn gọi là hocmon nam) là một loại hormone steroid từ nhóm androgen và được tìm thấy ở động vật có vú, bò sát chim, động vật có xương sống. Ở động vật có vú,
hocmon testosterone được bài tiết chủ yếu trong tinh hoàn của con đực và
buồng trứng của con cái. Một lượng nhỏ được tiết ra từ tuyến thượng thận. Testosterone đóng vai trò đáng kể trong sự phát triển các mô sinh sản của nam cũng như cơ bắp.
Thiếu hụt testosterone có thể gây ra những hậu quả gì, và liệu có cách nào làm tăng lượng testosterone trong cơ thể hay không? Tất cả sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây.
Thiếu hụt testosterone có thể gây ra những hậu quả gì, và liệu có cách nào làm tăng lượng testosterone trong cơ thể hay không? Tất cả sẽ được tiết lộ trong bài viết dưới đây.
Tìm hiểu testosterone là gì và nó có vai trò gì cho sức khỏe cũng như cơ bắp
Có thể bạn đã nghe đến cụm từ testosterone rất nhiều trong cuộc sống hằng ngày và mơ hồ hiểu rằng đó là một loại chất trong cơ thể. Hiểu rõ hơn về loại hormone này sẽ giúp bạn biết cách điều chỉnh lượng testosterone trong cơ thể để đạt được những lợi ích về sức khỏe cũng như thể lực.
Khái niệm testosterone
Testosterone là một loại hormone có trong tinh hoàn của nam giới và một phần nhỏ từ tuyến thượng thận. Đây là hormone tình dục chính của nam giới, có vai trò không thể thiếu trong sự phát triển các mô sinh sản của nam như tuyến tiền liệt và tinh hoàn. Không chỉ tác động đến sức khỏe tình dục của phái mạnh, nó còn thúc đẩy sự tổng hợp protein và tăng cường cơ bắp. Nó còn chi phối toàn bộ hoạt động của các cơ quan hô hấp, tuần hoàn, tiết niệu, thần kinh và não bộ.
Vai trò của testosterone
Đối với nam giới, đây là loại hormone cực kì quan trọng. Nó tạo nên những đặc điểm của giới tính nam, chi phối hoạt động của rất nhiều cơ quan trong cơ thể, từ đó ảnh hưởng lớn đến đời sống thể chất và tinh thần của cánh mày râu. Dưới đây là một số lợi ích cụ thể.
- Tăng cường cơ, xương, khớp: Nhờ khả năng tăng sự tổng hợp protein mà testosterone giúp nuôi dưỡng và phát triển cơ bắp. Thông thường, hàm lượng testosterone trong cơ thể nam giới sẽ cao hơn nhiều lần so với nữ giới. Điều này giải thích vì sao các cô gái dù có tập gym cũng khó lên cơ như nam giới. Nhờ sở hữu một lượng lớn hormone này mà cánh mày râu mới có thể tự hào vì thân thể cường tráng, cơ bắp cuồn cuộn. Ngoài ra, testosterone còn có vai trò duy trì mật độ xương trong cơ thể, giúp xương chắc khỏe và ngăn ngừa loãng xương.
- Kích thích tạo máu, tăng hồng cầu, bạch cầu: Thông qua việc kích thích tủy xương tạo máu, testosterone giúp tăng lượng hồng cầu, bạch cầu. Do đó thông thường đàn ông cũng có lượng hồng cầu trong máu cao hơn phụ nữ.
- Giảm mỡ thừa: Testosterone làm ức chế sản sinh tế bào mỡ, góp phần ổn định lượng mỡ toàn thân ở mức độ cho phép, đặc biệt là mỡ vùng bụng. Lượng cholesterol và đường huyết cũng được điều hòa ở mức có lợi cho sức khỏe.
- Tạo nên giọng nói nam tính: Vào tuổi dậy thì , testosterone làm niêm mạc thanh quản và thanh quản phát triển gây nên hiện tượng vỡ giọng. Nam giới sau giai đoạn đó sẽ có giọng nói trầm hơn trước đây.
- Tác động đến da: Hormone này khiến cho lớp biểu bì trở nên dày hơn, tuyến nhờn cũng hoạt động mạnh hơn gây mụn trứng cá. Tuy nhiên, sau thời gian này da đã thích nghi được với những biến đổi do hormone gây ra, mụn sẽ từ từ biến mất. Râu và lông rậm rạp của nam giới cũng là một sản phẩm của testosterone.
- Quyết định chức năng sinh lý: Testosterone giúp tạo ham muốn tình dục và tác động đến số lượng và chất lượng tinh trùng. Không phải tự nhiên mà người ta gọi đây là tài sản quý giá nhất của phái mạnh.
Nguyên nhân gây thiếu hụt testosterone
Một người đàn ông trưởng thành thông thường sẽ có nồng độ testosterone trong máu là 10-35 nanomol/lit. Có nhiều nguyên nhân khiến cho nồng độ này không nằm ở mức lí tưởng.
- Sự suy giảm tự nhiên: Hormone này gia tăng nhanh chóng ở tuổi dậy thì, khiến các cơ quan dần hoàn thiện và trở nên nam tính hơn. Lượng hormone sẽ chạm mức cao nhất ở độ tuổi 20-15. Sau thời kì này, lượng testosterone sẽ bắt đầu giảm sút 10% qua mỗi thập kỉ. Đến độ tuổi 35 chỉ còn khoảng 70-75% so với thuở ban đầu, và tiếp tục rơi xuống 60-65% khi bạn cán mốc 45 tuổi. Quá trình "hao mòn" này thậm chí còn có thể diễn ra nhanh hơn bởi lối sống không lành mạnh và môi trường sống không tốt.
- Các nguyên nhân bẩm sinh: Hormone này có thể bị suy giảm vì sự rối loạn nội tiết tố bẩm sinh trong các hội chứng như Kallmann, Klinefelter...
- Lối sống không lành mạnh: Testosterone có thể bị giảm đi 60% đối với những người chỉ ngủ 4 tiếng mỗi đêm. Trạng thái căng thẳng và áp lực trong cuộc sống, sử dụng nhiều các chất kích thích như rượu bia, thuốc lá cũng là suy giảm nồng độ hormone vốn có trong cơ thể.
Tác hại của thiếu hụt testosterone
- Giảm ham muốn tình dục
- Giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, gây hiếm muộn
- Rối loạn cương dương
- Gia tăng khả năng mắc các bệnh liên quan đến tim mạch
- Các biểu hiện của rối loạn thần kinh, trí nhớ sa sút, căng thẳng, stress, trầm cảm, mất ngủ
- Các biểu hiện của rối loạn hô hấp như ngáy to, khó thở lúc ngủ
- Rối loạn tạo máu, thiếu máu
- Béo phì, tăng mỡ thừa, mỡ bụng
- Khối lượng cơ bắp suy giảm, cơ thể thiếu săn chắc
- Loãng xương
- Thiếu năng lượng, cơ thể mệt mỏi, ủ rũ
- Cơ ngực không phát triển
Những cách làm tăng lượng testosterone trong cơ thể
1. Xây dựng lối sống lành mạnh
- Ngủ đủ giấc: Như bạn đã biết, lượng testosterone ở những người không đảm bảo thời gian ngủ tối thiểu mỗi ngày sẽ tụt dốc không phanh. Luôn sắp xếp thời gian để cơ thể được nghỉ ngơi 7-8 tiếng vào ban đêm nhé.
- Hạn chế các chất kích thích: Rượu bia, thuốc lá là nguyên nhân làm giảm lượng testosterone, vì vậy những chàng trai tập luyện thể hình luôn được khuyên tránh xa chúng nếu muốn duy trì cơ bắp. Ngoài ra, caffein cũng không phải là một chất có lợi vì gây ra tình trạng mất ngủ, căng thẳng.
- Giữ tâm trạng thoải mái, tích cực: Những căng thẳng, lo lắng trong tinh thần cũng ảnh hưởng đáng kể đến các hormone. Hãy tập cho mình lối suy nghĩ lạc quan, tích cực trong mọi hoàn cảnh. Bạn có thể tham gia các môn thể thao hay du lịch ngoài trời để cải thiện tâm trạng.
- Giữ cơ thể cân đối, khỏe mạnh. Nếu cơ thể đang quá gầy, bạn hãy tham khảo thêm những cách tăng cân cho nam siêu hiệu quả.
2. Chế độ tập luyện
- Khoa học chứng minh rằng vận động nhiều sẽ khiến cơ thể sản sinh ra nhiều testosterone hơn. Tập luyện cũng giúp cơ bắp săn chắc và tinh thần phấn chấn, quá nhiều lợi ích.
- Các bài tập kích thích sản xuất testosterone hiệu quả là các bài nâng tạ, đẩy tạ.
- Sắp xếp lịch tập và nghỉ ngơi hợp lí để cơ bắp kịp hồi phục
3. Chế độ ăn uống
- Bổ sung vào bữa ăn hằng ngày các chất béo có lợi, protein và các khoáng chất như magie, kẽm.
- Các thực phẩm được khuyên dùng là rau xanh, súp lơ, bông cải, các loại ngũ cốc, hạt điều, hạt hướng dương, hàu, cá, sữa, phô mai, yến mạch, trứng, hạnh nhân, chuối, măng tây
- Không ăn nhiều đường, sử dụng các loại nước ngọt, thức ăn nhanh
4. Sử dụng sản phẩm hỗ trợ
Viên uống tăng cường hóc môn Tribulus hỗ trợ sản sinh lượng testosterone tự nhiên trong cơ thể, không chỉ giúp cải thiện sức khỏe sinh lí mà còn rất phù hợp với những người tập luyện thể hình vì khả năng đốt mỡ, tăng cơ.Hiểu được một cách cặn kẽ testosterone là gì sẽ giúp bạn quan tâm hơn đến lối sống, chế độ tập luyện và dinh dưỡng hằng ngày, để có được một sức khỏe và tinh thần lí tưởng.