Tập gym bị chóng mặt là một trong những tác dụng phụ của việc tập luyện thể thao, thể hình. Hãy tìm hiểu những nguyên nhân gây ra tình trạng này và cách khắc phục hiệu quả để không làm ảnh hưởng đến việc tập luyện của bạn.
Tập gym bị chóng mặt là một hiện tượng thường gặp, đặc biệt là ở những người mới bắt đầu tập gym. Trong khi ai sau khi tập luyện cũng thấy sảng khoái và hưng phấn thì bạn lại rơi vào trạng thái choáng váng, mệt mỏi. Nguyên nhân của hiện tượng này là gì và cách khắc phục ra sao?
Tìm hiểu tại sao tập gym bị chóng mặt và những phương pháp khắc phục
Nếu bạn chỉ chóng mặt ngày một ngày hai, đó là do cơ thể chưa quen với cường độ của các bài tập. Qua thời gian, hiện tượng này sẽ không còn xuất hiện. Nhưng nếu chóng mặt kéo dài từ buổi tập này qua buổi tập khác, kèm theo các triệu chứng như tay chân rã rời, buồn nôn, bạn cần lưu ý những nguyên nhân sau đây.
Tại sao lại bị chóng mặt khi tập gym?
Bị choáng khi tập thể dục, thể thao hay thể hình là vấn đề không ít người gặp phải. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến biểu hiện này, và một số nguyên nhân hoàn toàn có thể khắc phục được. Nhưng trước tiên bạn phải tìm hiểu xem chúng là gì đã.
1. Cơ thể không đủ dinh dưỡng
Dinh dưỡng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với người tập luyện. Một cơ thể không được nạp đủ năng lượng sẽ không thể đáp ứng được cường độ của các bài tập gym. Hãy lưu ý xem chế độ dinh dưỡng của bạn có đang thiếu chất hoặc lượng hay không. Có thể trong thực đơn hằng ngày của bạn đang thiếu một dưỡng chất quan trọng. Cũng có thể nguồn năng lượng dự trữ của bạn đã cạn kiệt trước khi bắt đầu tập.
Hơn nữa, nếu bạn tập luyện với một chiếc dạ dày trống rỗng, hiện tượng choáng váng, buồn nôn xảy ra không có gì lạ.
2. Ăn quá no trước khi tập luyện
Trái ngược với trường hợp trên, nhiều người khẳng định đã ăn uống đầy đủ trước khi tập nhưng vẫn thấy khó chịu, nôn nao. Thật ra, chúng ta đều biết không nên ăn quá no trước khi vận động mạnh. Sau mỗi bữa ăn, cơ thể cần thời gian tiêu hóa. Nếu bạn ăn nhiều, thức ăn di chuyển xuống tạo áp lực cho bao tử, máu phải bơm xuống để tiêu hóa thức ăn. Trong khi đó, cơ bắp lúc tập luyện của bạn cũng đòi hỏi máu bơm lên để phục hồi. Lúc này, cơ thể sẽ bị quá tải, thức ăn không được tiêu hóa gây nặng bụng, cơ bắp cũng không được nuôi dưỡng gây ra cảm giác mệt mỏi, rã rời.
3. Mạch máu không kịp bơm máu tới cơ
Một trường hợp khác có thể xảy ra là bạn đã cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể, nhưng các mạch máu của bạn lại khá nhỏ, khiến lưu lượng máu đưa lên cơ bắp không đủ để đáp ứng cho việc tập luyện. Cơ bắp không được phục hồi kịp thời sẽ gây cảm giác chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi.
4. Không uống đủ nước
Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến tập thể dục xong hay bị chóng mặt. Khi vận động mạnh, thân nhiệt của chúng ta tăng lên rất cao, và cơ thể tỏa nhiệt bằng cách tiết mồ hôi. Khi đổ mồ hôi, cơ thể không chỉ bị mất nước mà còn thất thoát đi nhiều chất điện giải. Nước đóng vai trò quan trọng trong việc tuần hoàn máu, mất nước khiến lượng máu di chuyển lên não không đủ. Nếu bạn không bổ sung đủ nước trước, trong và sau khi tập, sẽ xảy ra hiện tượng khô miệng, chóng mặt, nhức đầu.
5. Thở sai cách
Một số bạn mới tập gym sẽ chưa quen với việc điều hòa nhịp thở, bạn có thể thở quá nhanh, quá chậm hoặc thậm chí nín thở khi thực hiện động tác. Nếu bạn hít thở không đúng, không đủ sâu thì sẽ không cung cấp đủ oxy cho não, từ đó dẫn đến xây xẩm, chóng mặt.
6. Hạ đường huyết
Đường được cơ thể sử dụng để chuyển hóa thành năng lượng là đường dạng glucose. Nếu cơ thể bạn không dự trữ đủ lượng đường cần thiết sẽ xảy ra tình trạng bị choáng khi tập thể dục, kèm theo là tay chân run rẩy, nhịp tim tăng đột ngột, hay còn gọi là hạ đường huyết loại nhẹ. Tình trạng này thường gặp ở những người có tiền sử bị bệnh tiểu đường hoặc những người tập luyện buổi sáng mà không nạp đầy đủ chất dinh dưỡng trước khi tập.
7. Hạ huyết áp
Khi bạn đứng lên, ngồi xuống hoặc cử động quá đột ngột, cơ thể phải tự điều chỉnh bằng cách tăng huyết áp để đẩy máu đi khắp cơ thể, nhất là não. Ở một số người bị hạ huyết áp ở tư thế đứng, cơ chế này không hoạt động hiệu quả như người bình thường, máu không lên được đến não là nguyên nhân tập gym bị hoa mắt, buồn nôn, mệt mỏi.
8. Tập luyện quá sức
Việc ép cơ thể hoạt động quá sức chịu đựng, đặc biệt là khi nó chưa quen với cường độ tập luyện sẽ gây ra cảm giác choáng váng, chóng mặt. Tình trạng này thường xảy ra khi bạn bỏ qua các bước khởi động, hoặc tập luyện không theo trình tự từ thấp lên cao, nôn nóng đốt cháy giai đoạn.
Khắc phục tình trạng chóng mặt khi tập thể thao, thể hình như thế nào?
Theo các nguyên nhân đã được phân tích ở trên, chúng ta thấy có những nguyên nhân hoàn toàn có thể khắc phục được để không ảnh hưởng đến chất lượng của buổi tập. Thực hiện theo những phương pháp dưới đây có thể giúp bạn phòng tránh những hiện tượng khó chịu không mong muốn khi tập luyện.
1. Tập luyện đúng cách
Không bỏ qua khâu khởi động trước khi tập nếu không muốn cơ thể bị sốc do vận động đột ngột. Cơ bắp cũng như tim của bạn chưa quen với trạng thái vận động cần thời gian thích nghi để không xảy ra hiện tượng chóng mặt, choáng hay nặng hơn là ngất xỉu khi tập.
Bạn cũng nên thực hiện các bài tập theo thứ tự từ dễ đến khó, từ nặng đến nhẹ để cơ thể làm quen và bắt nhịp được với việc tập luyện, không ngừng chạy hoặc ngừng tập bất ngờ. Cần lượng sức mình để lựa chọn những bài tập với cường độ phù hợp, không cố quá.
2. Bổ sung nước
Một trong những nguyên tắc quan trọng cần nhớ là không được để cơ thể thiếu nước trong suốt quá trình tập luyện. Trước khi tập từ 1-2 tiếng, bạn nên bổ sung khoảng 500ml nước cho cơ thể. Trong khi tập, cứ khoảng 20 phút thì bạn lại cần uống 200-300ml. Lưu ý rằng chỉ uống chậm rãi thành từng ngụm nhỏ, không nạp vào cơ thể quá nhiều nước cùng một lúc. Sau khi tập xong và nghỉ ngơi 5-10 phút, bạn lại tiếp tục uống để bù đắp lượng nước đã mất khi tập.
3. Điều hòa nhịp thở
Hãy đảm bảo nhịp thở của bạn đúng và đủ sâu để cung cấp đủ oxy cho não. Ghi nhớ hai nguyên tắc này sẽ giúp kiểm soát nhịp thở của mình:
- Hít vào khi thực hiện phần dễ và thở ra khi thực hiện phần khó
- Hít vào bằng mũi và thở ra bằng miệng
4. Chế độ ăn uống phù hợp
Bạn cần xây dựng một thực đơn dinh dưỡng phù hợp với lịch tập luyện của mình. Trong thực đơn đó phải có mặt các loại tinh bột hấp thụ chậm như ngũ cốc, đậu, rau xanh và trái cây. Tinh bột sẽ chuyển hóa thành năng lượng đáp ứng nhu cầu thể lực để thực hiện các bài tập. Ngoài ra bạn cũng cần một lượng chất béo bão hòa để duy trì năng lượng, tuy nhiên, dư thừa chất béo lại là điều tối kị với các gymer. Protein cũng là dưỡng chất đặc biệt quan trọng giúp nuôi dưỡng, phục hồi và phát triển cơ bắp khi luyện tập. Bạn sẽ tránh khỏi tình trạng mệt mỏi, đau nhức hay hạ đường huyết nếu bổ sung đầy đủ các chất này.
Bạn nên ăn trước khi tập để có đủ năng lượng. Đặc biệt, nếu bạn tập gym vào buổi sáng thì bữa ăn sớm trước đó là rất quan trọng. Bữa ăn của bạn nên cách giờ tập ít nhất là 1 giờ đồng hồ để thức ăn kịp tiêu hóa.
5. Gia tăng hiệu suất bơm máu cho cơ bắp
Một trong những nguyên nhân đã được đề cập ở trên là dù trong người bạn có đủ năng lượng dự trữ, nhưng mạch máu của bạn không đủ lớn, khiến lượng máu được bơm tới cơ không nhiều, gây mệt mỏi và tổn thương cơ. Cách đơn giản giúp bạn giải quyết tình trạng này là sử dụng các sản phẩm pre-workout. Sữa uống trước khi tập VaporX5 Next Gen Pre-Workout hỗ trợ gia tăng hiệu suất tập luyện và bơm máu cho cơ bắp. Đây là sản phẩm tăng cường sức bền hoàn thiện nhất nên sử dụng trước khi tập luyện.
Nếu tình trạng xây xẩm, chóng mặt diễn ra khá nghiêm trọng mà không thể khắc phục, rất có thể bạn đang gặp phải một bệnh lý đặc biệt nào đó không phù hợp với việc vận động mạnh. Trong trường hợp này, bạn cần được bác sĩ tư vấn về sức khỏe trước khi tiếp tục tập luyện.
Tập gym bị chóng mặt là vấn đề ai cũng có thể gặp phải. Hãy tìm hiểu rõ những nguyên nhân và cách khắc phục để quá trình tập luyện của bạn diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.